Sau khi kết hôn chúng ta thường nghe thấy một vài câu hỏi liên quan đến lễ lại mặt. Vậy lễ lại mặt là gì? Khi nào tổ chức lễ lại mặt, Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì…Điều đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt là gì? Lễ lại mặt hay còn có tên gọi khác là lễ nhị hỷ được tổ chức sau lễ cưới chính thức. Đây là dịp để cô dâu, chú rể cùng về thăm gia đình nhà gái, mang sính lễ được mẹ chồng chuẩn bị về biếu bố mẹ của cô dâu như một lời cám ơn của gia đình nhà trai giành cho gia đình nhà gái đã nuôi dạy gả con gái về làm dâu con nhà mình.
Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?
Lễ lại mặt có ý nghĩa gì? Thực chất, đây là dịp để cô dâu, chú rể thể hiện lòng biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng của bố mẹ cô dâu. Đây cũng là cơ hội để cô dâu quay trở lại nhà mình sau những ngày về nhà chồng đầy bỡ ngỡ, lo lắng.
Chính vì thế, lễ lại mặt không chỉ mang ý nghĩa là dịp để cặp vợ chồng trẻ thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ vợ. Đây cũng chính là cơ hội để cô dâu được quay lại ngôi nhà mình sau những lo lắng và bỡ ngỡ trước sự thay đổi lớn của cuộc đời, đó là về nhà chồng.
Mặt khác, nghi lễ này chính là lời nhắc nhở về chữ nghĩa và nhiệm vụ chu toàn không chỉ riêng về nhà chồng, mà còn phải có hiếu và chu đáo với nhà vợ. Đồng thời cũng là sợi chỉ kết nối gắn bó, khăng khít của hai bên nhà thông gia với nhau.
Lễ lại mặt diễn ra khi nào?
Khi nào làm lễ lại mặt sau cưới? Tùy theo phong tục ở mỗi địa phương, lễ lại mặt có thể làm ngay sau đêm tân hôn hay sau 3, 4 hôm kể từ ngày đám cưới kết thúc. Một số nơi chỉ chọn ngày thứ 2 hoặc thứ 4 sau lễ cưới để tiến hành làm lễ lại mặt. Tuy nhiên, nếu khoảng cách vị trí địa lý quá xa hoặc quá bận rộn với công việc thì nghi lễ này sẽ được châm trước bỏ qua.
Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì cho chu đáo?
Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì cho chu đáo? Thông thường, theo phong tục văn hóa truyền thống, lễ lại mắt khá cầu kỳ. Mẹ chồng sẽ chuẩn bị lễ vật gồm: gà trống, trầu cau, xôi, rượu để mang sang nhà gái thắp hương trên ban thờ. Tuy nhiên, ngày nay đã giản tiện đi nhiều, lễ vật không quá cầu kỳ mà chỉ đơn giản như hoa quả, bánh kẹo… như món quà ra mắt gia đình. Cô dâu chú rể có điều kinh tế có thể chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ gia tiên.
Về phía gia đình nhà cô dâu, cha mẹ cô dâu sẽ làm cơm mời con rể và con gái. Tuy nhiên bữa cơm này chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết, không cần mời thêm họ hàng hay bạn bè. Nếu có nhiều thời gian, sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và dùng cơm cùng gia đình, cô dâu chú rể có thể ghé qua thăm họ hàng và những người thân thiết khác.
Một số lưu ý khi làm lễ lại mặt sau kết hôn
Lễ lại mặt cần lưu ý những gì để buổi lễ được trọn vẹn thủ tục, không có sai sót? Các bạn có thể lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Trong lễ lại mặt, yêu cầu phải có đầy đủ cả cô dâu và chú rể để thể hiện sự tôn trọng với gia đình và làm trọn đạo hiếu.
- Khi làm lễ lại mặt, cô dâu chú rể phải về từ sáng sớm, tránh lại mặt lúc tối muộn, trừ những trường hợp giờ hoàng đạo quá khắt khe, phải tuân theo.
- Các vật phẩm trong lễ lại mặt ít hay nhiều, cầu kỳ hay đơn giản đều tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình. Đây được coi như một phong tục đẹp trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt mà các gia đình nên gìn giữ, duy trì.
Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm lễ lại mặt là gì, cần chuẩn bị những gì rồi. Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc bên nhau mãi mãi.