Trong 1 – 2 năm gần đây, vào mỗi dịp Tết chúng ta thường thấy những hàng cây cảnh bán cây lựu hay những cành lựu để trang trí nhà ngày Tết. Vậy cây lựu trong phong thủy có ý nghĩa gì, hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cây lựu trong phong thủy có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của cây lựu trong phong thủy
Cây lựu trong phong thủy có ý nghĩa gì? Câu lựu (hay cây thạch lựu) là cây thân gỗ, mang ý nghĩa phong thủy cho sự kiên cường, vững chãi. Hoa lựu đỏ giúp gia chủ xua đuổi ma quỷ, mang lại tài lộc, hạnh phúc và ấm no.
Trong giới chơi cây cảnh, cây lựu còn được coi là “Mỹ nhân” bởi vẻ đẹp hoa lệ, rực rỡ. Vì vậy, vào dịp Tết đến, xuân về gia chủ đặt cây lựu đỏ trước nhà hoặc trong phòng khách cực kỳ hợp phong thủy, giúp thu hút tài lộc, vừa làm ngôi nhà thêm sức sống.
Nên trồng cây lựu ở đâu tốt cho phong thủy, rước vận may
Với ý nghĩa phong thủy của cây lựu đã bàn ở trên, vậy bạn đã biết nên đặt cây lựu ở đâu hợp phong thủy, rước tài vận chưa? Theo quan niệm của ông cha ta thời xưa, theo quy luật phong thủy thì cửa nhà, cổng nhà là nơi đón vận khí tốt xấu đầu tiên cho ngôi nhà, vì vậy việc đặt cây lựu ở trước nhà chính là nơi thích hợp nhất vừa giúp xua đuổi vận xấu, đón tài lộc, may mắn cho cả gia đình.
Kinh nghiệm trồng cây lựu trong phong thủy
Kinh nghiệm trồng cây lựu
Qua 2 phần trên, nhận thấy việc trồng cây lựu trước nhà rất hợp phong thủy. Nhưng để duy trì sự tốt đẹp đó bạn cần biết cách chăm sóc cây thế nào. Dưới đây là những kinh nghiệm trồng cây lựu phong thủy giúp cây lúc nào cũng khỏe mạnh, nhiều hoa, trĩu quả.
- Thời vụ trồng: Cây lựu là loài cây nhiệt đới có khả năng sinh trưởng và phát triển trong mọi mùa. Tuy nhiên, để có giống lựu trĩu quả thì thường được trồng vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu là tốt nhất.
- Đất trồng: Cây lựu thích hợp trồng trong những loại đất thịt trộn với phân hữu cơ hoại mục hoặc đất phù sa. Lưu ý khi trồng trong chậu, gia chủ cần trộn đất với lượng tro trấu và cám để giúp tạo nên cấu trúc tối ưu cho đất.
- Phương pháp trồng: Có hai phương pháp trồng cây lựu, 1 là phương pháp gieo hạt, 2 là phương pháp ghép cành. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt ít được sử dụng bởi cây chậm phát triển và dễ chết hơn phương pháp còn lại.
- Chậu trồng: Bạn có thể trồng trong chậu xi măng, chậu đất với độ sau đấy khoảng 60 cm, có lỗ thoát nước trong chậu. Còn nếu trồng xuống đất thì lựa những nơi có ánh nắng và gió thoáng.
- Cách trồng: Sau khi mua cây giống, gia chủ cần bỏ lớp nilon bọc bên ngoài. Đặt nhẹ nhàng xuống phần hố, chậu đã chuẩn bị và lấp đất kín phía xung quanh. Để gốc cây hướng thẳng đứng và tiến hành tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.
Kinh nghiệm chăm sóc cây lựu
Lựu là giống cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, khỏe mạnh thì cần lưu ý thêm một số kinh nghiệm chăm cây lựu trong phong thủy như sau:
- Nên trồng cây lựu trong chậu, bồn có lỗ thoát nước tốt để tránh gây ngập úng, thối rễ làm chết cây.
- Lựu là cây ưa ánh sáng vì vậy không nên đặt chúng ở vị trí nhiều bóng râm, khiến chúng không phát triển tốt được.
- Thường xuyên cung cấp dưỡng chất cho đất trồng cây bằng cách bón phân hữu cơ 1 lần/ tháng, bổ sung phân NPK hay vi lượng 1 – 2 lần/năm để đảm bảo cây phát triển tốt.
- Tưới nước đầy đủ để đất không bị khô, cây phát triển khỏe mạnh.
- Khi cây lựu bị rầy mền, rệp sáp “quấy rối”, gia chủ có thể phun thuốc BVTV. Hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/lít nước. Rồi phun lên những chỗ bị bệnh vào sáng sớm trước khi nắng lên. Không nên phun thuốc vào gốc cây. Sau vài ngày phải tưới rửa cây, rầy rệp sẽ bị bong ra và chết.
- Thường xuyên tỉa cành, lá để cây lựu giữ được dáng kiểng.
Bài viết trên đây đã giúp các bạn có đáp án cho những thắc mắc về sự thật cây lựu trong phong thủy có ý nghĩa gì. Từ cây lựu, hoa lựa, quả lựu đều có ý nghĩa mang may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, Tết này bạn hãy sắm cho gia đình mình một cây lựu trước nhà cầu mong vận may và bình an sẽ đến cho cả gia đình nhé.