Ngày rằm tháng 8 hay còn gọi là tết Trung Thu đang đến rất gần, ngoài việc chuẩn bị đồ cúng lễ tạ thì việc tìm và chọn bài văn khấn rằm tháng 8 cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Thấu hiểu được điều đó, boichuan.com xin gửi đến bạn bài văn khuấn chuẩn theo truyền thống trung thu cổ truyền Việt Nam.
[Xem ngay] Văn khấn rằm tháng 8
Ý nghĩa tết trung thu ở Việt Nam
Tết trung thu hay còn gọi là tết trông trăng, là một truyền thống của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Nguồn gốc của ngày tết trung thu vẫn chưa được xác định rõ ràng là ngày rằm tháng 8 bắt nguồn từ việc tiếp nhận nền văn hóa Trung Hoa hay từ văn minh lúa nước của Việt Nam.

Theo dân gian xưa thì những nhân vật sẽ xuất hiện trong đêm trăng rằm tháng 8 là chị Hằng, chú Cuội ngồi gốc cây đa, đây đều là những nhân vật gắn liền trong các câu chuyện truyền thuyết xưa kia về ngày lễ tết trung thu này.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng tết trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Đây cũng được coi là ngày để những thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau.
Bánh trung thu từ xưa đến nay vẫn là món ăn truyền thống trong ngày rằm tháng 8. Ngày nay với việc phát triển của cuộc sống những chiếc bánh trung thu cũng được biến tấu nhiều mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị yếu của nhiều người nhưng dường như hương vị truyền thống xưa kia cũng vẫn được người Việt ưa chuộng.
Ngoài ra, văn khấn rằm tháng 8 cúng gia tiên cũng là điều mà gia chủ quan tâm và chú trọng trong việc lựa chọn bài văn khấn tết trung thu đúng theo phong tục truyền thống của người Việt.
Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm trung thu
Để ngày lễ tết trung thu của gia đình được trọn vẹn, ngoài việc trang trí nhà cửa, chọn văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 8, những đồ lễ hương hoa cúng rằm tháng 8 cũng cần được chú trọng. Chuẩn bị lễ vật để dâng cúng gia tiên ngày tết trung thu bạn cũng không được chủ quan.

Một mâm cỗ đầy đủ để cúng gia tiên ngày tết trung thu cần chuẩn bị những thứ sau:
- Bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo 1 đến 2 cặp bày hai bên ban thờ
- Mâm ngũ quả: Chuối xanh, bưởi, hồng, na, ổi,… bạn có thể thay thế na, ổi, hồng bằng các loại quả khác nhưng tuyệt đối không nên thiếu chuối xanh và bưởi
- Hương hoa, tiền vàng, nến, rượu, nước,trầu cau ( nên chọn hoa cau là tốt nhất)
Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm cho bàn cỗ tết trung thu bằng một đến hai chiếc đèn ông sao nhỏ để đầy đủ lễ vật để tỏ lòng biết ơn vào ngày lễ này.
Văn khấn rằm tháng 8 truyền thống
Sau khi chú trọng chuẩn bị lễ vật dâng hương cúng ngày tết trung thu, thì việc chọn đọc văn khấn rằm tháng 8 truyền thống là điều quan trọng hơn cả.

Để giúp gia chủ khỏi băn khoăn việc tìm bài văn khấn rằm tháng 8 tại nhà, dưới đây sẽ là bài văn cúng mẫu truyền thống của người Việt bạn có thể tham khảo và áp dụng trong ngày lễ khi cúng gia tiên ngày tết trung thu.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là: ……………….
Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
=> Văn khấn gia tiên ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, khấn sao cho đúng?
Tết trung thu là một ngày lễ quan trọng trong năm, bởi vậy mà việc chuẩn bị đồ cúng, văn khấn rằm tháng 8 cần chú ý hơn cả. Theo quan niệm người xưa thì lễ cúng đầy đủ, thành tâm cầu Phật thì gia đình hạnh phúc yên ấm. Chính vì vậy bạn nên chú tâm trong những ngày lễ tết này nhé.