Từ rất lâu, trong các cuộc thi thì vòng Nguyệt Quế mang ý nghĩa tượng trưng cho người chiến thắng, người đứng đầu của mỗi cuộc thi đó. Vậy ngoài biểu tượng đó ra, ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế là gì, cây nguyệt quế hợp tuổi nào, mệnh gì…Các bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế
Đặc điểm nhận biết cây Nguyệt Quế
Cây Nguyệt Quế có tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murrayalà là dạng cây thân gỗ, thẳng, vỏ nhẵn mọc thành bụi lớn cao từ 9 – 15m. Lá nguyệt quế dài khoảng 6-12cm, rộng 2-4cm, dai, xoan ngọn giáo. Lá có mùi thơm, phiến lá bầu dục thuôn, dày, cứng, không lông, cuống lá dài 5-15mm. Cây ra hoa và xanh quanh năm, quả màu đen, mọng, nhỏ, dài khoảng 1cm.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại nguyệt quế bao gồm: Nguyệt Quế Lá Nhỏ, Nguyệt Quế Lá Lớn, Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn. Và loại Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoăn được ưu chuộng nhiều hơn cả. Vì nó có tác dụng mang đến giá trị thẩm mỹ và kinh tế nhiều nhất.
Ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế
Cây Nguyệt Quế bắt nguồn từ một sự tích xưa của người Hi Lạp cho đến ngày nay, Nguyệt Quế mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang. Vòng hoa nguyệt quế luôn được chọn làm biểu tượng quà tặng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn. Một số ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế là:
- Tác dụng trừ tà: Cây nguyệt quế có tác dụng xua đuổi tà ma, những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến với gia đình.
- Biểu tượng của sự chiến thắng: Trong học tập, công việc, vòng nguyệt quế mang lại may mắn, tốt lành, tài lộc dồi dào cho gia chủ. Vòng nguyệt quế tặng thưởng cho người chiến thắng, ý nghĩa mang đến sự thành công.
- Cây nguyệt quế có tác dụng mang niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
- Hương thơm của nguyệt quế giúp tinh thần thoải mái, vui tươi, luôn tươi mới, vừa giữ cho đầu óc tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện.
Cây Nguyệt Quế hợp tuổi nào, mệnh nào
Cây Nguyệt Quế hợp tuổi nào? Theo nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia phong thủy, cây Nguyệt Quế thích hợp làm cây cảnh cho người tuổi Thân. Bởi cây nguyệt quế vốn là loại cây thân gỗ nhỏ, dáng đẹp. Hoa nguyệt quế lớn, có màu vàng nhạt, thơm hợp mệnh cho người tuổi Thân.
Tuổi Thân trồng cây Nguyệt Quế giúp họ có thêm sức mạnh, vươn đến đỉnh cao để thành công trong cuộc sống. Với những người tuổi Thân làm kinh doanh thì đây là cây cực kỳ hợp phong thủy với họ, cây biểu trưng cho sự chiến thắng, công thành danh toại, may mắn và tài lộc.
Cây Nguyệt Quế hợp mệnh nào? Cây Nguyệt Quế quanh năm xanh tốt, tượng trưng cho mệnh Mộc, nên cực kỳ phù hợp với những người mệnh Hỏa (vì Mộc sinh Hỏa), mệnh Mộc (bình hòa với nhau).
Tác dụng của cây Nguyệt Quế trong Đông y
Ngoài ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế, cây còn có rất nhiều tác dụng hữu ích trong Đông y. Cụ thể là:
- Tốt cho tiêu hóa: Do có tính hơi ấm, dùng lá nguyệt quế trong nấu ăn hoặc xoa tinh dầu nguyệt quế lên vùng bụng để tăng tiết mật và dịch tiêu hóa.
- Tốt cho hô hấp: Dùng lá nguyệt quế khô, tươi hoặc tinh dầu nguyệt quế để xông hơi giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, kích thích đường hô hấp. Đặc biệt tốt cho người bị dị ứng hoặc hen suyễn.
- Tốt cho tim mạch: Axit caffeic có trong lá nguyệt quế có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu trong máu, tăng cường thành mạch bảo vệ tim.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu cho thấy 3g lá nguyệt quế được tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose. Hoạt chất trong lá có khả năng điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2.
- Giảm stress: Khi đốt lá nguyệt quế từ từ cho mùi hương tỏ trong phòng sẽ tạo cảm giác thư giãn, loại bỏ sự mệt mỏi và khiến tinh thần phấn chấn, tỉnh táo hơn.
- Viêm đường tiết niệu: sữa pha cùng bột nguyệt quế sẽ giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
- Chống viêm: Dùng tinh dầu nguyệt quế xoa lên các khới xương và bổ sung vào các ngón ăn giúp giảm đau, kháng viêm tốt.
- Trị gàu: Gội đầu thêm một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội hàng ngày giúp sạch gàu, ngăn gàu phát triển.
- Kích thích mọc tóc: Trộn tinh dầu quế và tinh dầu vỏ bưởi hoặc tinh dầu jojoba rồi ủ lên tóc khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn.
- Điều trị bệnh khó tiêu ở dạ dày: Đun lá nguyệt quế và hãm lấy nước uống hàng ngày.
- Điều trị bệnh tiểu đường: Pha 5g bột nguyệt quế với nước sôi để nguội hoặc dùng bột dạng cà ri để nấu ăn.
- Chữa da bị kích ứng: Dùng lá và quả nguyệt quế khô tán thành bột mịn, sau đó trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích ứng.
- Điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư, trị tiêu chảy: Lấy quả nguyệt quế sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Chống nhiễm trùng trên vết thương hở: Dùng lá nguyệt quế tán bột rồi đắp lên vết thương hoặc vết đứt vừa giảm đau vừa kháng khuẩn.
- Chữa ho, cảm lạnh: Xoa tinh dầu nguyệt quế với dầu massage lên ngực, gan bàn chân hoặc nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu vào bát nước sối, ngâm miếng vải vào bát và đặt nó lên ngực.
- Thư giãn: Cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào bồn tắm để ngâm mình khoảng 10 – 15 phút giúp giảm cảm giác mệt mỏi, chống cảm lạnh.
- Giúp ngủ ngon: Nhỏ vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào chiếc khăn và đặt dưới gối ngủ mỗi đêm hoặc sử dụng máy khuyeesch tán tinh dầu trong phòng trước khi ngủ 15 – 20 phút.
Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế tốt nhất mang may mắn, tài lộc
Muốn cây nguyệt quế đem lại may mắn, tài lộc tốt cho gia chủ, bạn cần nắm được kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc cây nguyệt quế chuẩn để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất nhé.
Kỹ thuật trồng cây Nguyệt Quế
Có 4 phương pháp trồng cây nguyệt quế khác nhau là:
- Chiết cành: chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không sâu bệnh, đã ra hoa 1-2 năm, sinh trưởn tốt.
- Giâm cành: dùng những đoạn cành bánh tẻ, vỏ nâu hoặc xám và sử dụng kích thích từ yếu tố sinh học để kích thích cây ra rễ mới. Thời điểm cắt giâm cành hợp lý nhất là vào tháng 6 đến tháng 8.
- Ghép mắt: đây là phương pháp thông dụng nhất do đơn giản, cây lại nhanh phát triển. Chọn gốc ghép mọc thẳng, không sâu bệnh, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa phải để ghép vào.
- Gieo hạt: phương pháp ít được dùng hơn do xác suất nảy mầm không cao.
Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế đúng cách
- Về đất trồng: Tham khảo áp dụng công thức trộn đất như sau: đất phù sa, phân chuồng, sơ dừa, mùn trấu theo tỉ lệ 2:1:1:1 rồi trộn đều.
- Về bón phân: Nên dùng phân bón cho cây 1-2 tháng/lần, mỗi lần khoảng 5-10g phân NPK 20-20-15 hoặc 15-20g phân Dinamix để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Khi thấy cây kém tươi, nhiều rễ con chồi trên mặt đất và có hiện tượng nhuốm vàng cây thì nên thay đất cho cây.
- Về ánh sáng: Là cây không ưa sáng nên bạn cần để cây ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp hay cường độ ánh sáng cao, cây để bàn nên phơi vào buổi sáng hoặc chiều tối đủ để cây quang hợp.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất là 23-29 độ C.
- Về độ ẩm: Cây ưa tưới nước nên tưới thường xuyên và luôn giữ độ ẩm cho đất.
- Về sâu bệnh: Có 2 bệnh cây hay gặp nhất là thối gốc và loét do vi khuẩn, vì vậy nên lưu ý và dùng biện pháp để ngăn gây hại cho cây.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế, cây Nguyệt Quế hợp tuổi nào, mệnh nào, kỹ thuật chăm sóc cây nguyệt quế ra sao…Nếu là một người hợp trồng cây nguyệt quế thì chúc bạn sở hữu cây khỏe mạnh, xanh tốt, mang lại nhiều may mắn, thành công nhé.