Nhị Thập Bát Tú được biết tới là một trong những cách tính ngày tốt ngày xấu được ứng dụng từ lâu đời. Vậy Nhị Thập Bát Tú là gì, luận giải chi tiết kèm cách tính Nhị Thập Bát Tú chi tiết sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Nhị Thập Bát Tú là gì & luận giải chi tiết 2024?
Nhị Thập Bát Tú là gì, nguồn gốc?
Nhị Thập Bát theo cách tính phương đông là chỉ con số 28 còn Tú chính là những ngôi sao tinh tú trên trời. Đây là cách tính được truyền lại từ thiên văn học Trung Quốc cổ đại với quy luật cụ thể mà bạn có thể dùng để tự tính ra ngày tốt xấu.
Nguồn gốc của Nhị Thập Bát Tú: Thập Nhị Bát Tú theo như Trung Hoa cổ đại truyền lại có nguồn gốc từ cuộc chiến tranh giữa hai bên Triệt Giáo và Xiển Giáo. Bên Xiển Giáo thì có nhiệm vụ giúp nhà Chu lật đổ nhà Thương (nhà Thương của Trụ vương tàn bạo). Bên Triệt giáo lại về phe Trụ Vương, bảo vệ nhà Thương. Cuộc chiến tranh này diễn ra gồm cả người thường và thần linh. Cuộc chiến diễn ra vô cùng gay go và sau đó đã có 28 vị đạo sỹ bên Xiển Giáo được phong thần, trở thành 28 ngôi sao trên bầu trời với nhiệm vụ bảo vệ chính nghĩa, cuộc chiến kết thúc với phần thắng nghiêng về nhà Chu.
Thập Nhị Bát Tú được chia thành 4 phương khác nhau, mỗi phương lại có 7 sao đại diện đó là:
Đông phương Thanh Long (rồng xanh Phương Đông)
– Sao Giác: sao tốt, thuộc Mộc tinh, đại diện là con cá sấu (Giao), tượng tinh Giác Mộc Giao
– Sao Cang: sao xấu, thuộc Kim tinh, đại diện là con rồng (Long), tượng tinh Cang Kim Long
– Sao Đê: sao xấu, thuộc Thổ tinh, đại diện là con cầy hương (Lạc), tượng tinh Đê Thổ Lạc
– Sao Phòng: sao tốt, thuộc Thái Dương, đại diện là con thỏ (Thố), tượng tinh Phòng Nhật Thố
– Sao Tâm: sao xấu, thuộc Thái Âm, đại diện là con cáo (Hồ), tượng tinh Tâm nguyệt Hồ
– Sao Vĩ: sao tốt, thuộc Hỏa tinh, đại diện là con hổ (Hổ), tượng tinh Vĩ Hỏa Hổ
– Sao Cơ: sao tốt, thuộc Thủy tinh, đại diện là con báo (Báo), tượng tinh Cơ Thủy Báo
Bắc phương Huyền Vũ (rùa & rắn đen phương Bắc)
– Sao Đẩu: sao tốt, thuộc Mộc tinh, đại diện là con cua (Giải), tượng tinh Đẩu Mộc Giải
– Sao Ngưu: sao xấu, thuộc Kim tinh, đại diện là con trâu (Ngưu), tượng tinh Ngưu Kim Ngưu
– Sao Nữ: sao xấu, thuộc Thổ tinh, đại diện là con dơi (Bức), tượng tinh Nữ Thổ Bức
– Sao Hư: sao xấu, thuộc Nhật tinh, đại diện là con chuột (Thử), tượng tinh Hư Nhật Thử
– Sao Nguy: sao xấu, thuộc Nguyệt tinh, đại diện là con én (Yến), tượng tinh Nguy Nguyệt Yến
– Sao Thất: sao tốt, thuộc Hỏa tinh, đại diện là con lợn (Trư), tượng tinh Thất Hỏa Trư
– Sao Bích: sao tốt, thuộc Thủy tinh, đại diện là con nhím (Du), tượng tinh Bích Thủy Du
Tây phương Bạch Hổ (hổ trắng phương Tây)
– Sao Khuê: sao xấu, thuộc Mộc tinh, đại diện là con sói (Lang), tượng tinh Khuê Mộc Lang
– Sao Lâu: sao tốt, thuộc Kim tinh, đại diện là con chó (Cẩu), tượng tinh Lâu Kim Cẩu
– Sao Vị: sao tốt, thuộc Thổ tinh, đại diện là con chim trĩ (Trĩ), tượng tinh Vị Thổ Trĩ
– Sao Mão: sao xấu, thuộc Nhật tinh, đại diện là con gà (Kê), tượng tinh Mão Nhật Kê
– Sao Tất: sao tốt, thuộc Nguyệt tinh, đại diện là con quạ (Ô), tượng tinh Tất Nguyệt Ô
– Sao Chủy: sao xấu, thuộc Hỏa tinh, đại diện là con khỉ (Hầu), tượng tinh Chủy Hỏa Hầu
– Sao Sâm: sao tốt, thuộc Thủy tinh, đại diện là con vượn (Viên), tượng tinh Sâm Thủy Viên
Nam phương Chu Tước (chim sẻ đỏ ở phương nam)
– Sao Tỉnh: sao tốt, thuộc Mộc tinh, đại diện là con bò (Hãn), tượng tinh Tỉnh Mộc Hãn
– Sao Quỷ: sao xấu, thuộc Kim tinh, đại diện là con dê (Dương), tượng tinh Quỷ Kim Dương
– Sao Liễu: sao xấu, thuộc Thổ tinh, đại diện là con hoẵng (Chương), tượng tinh Liễu Thổ Chương
– Sao Tinh: sao xấu, thuộc Nhật tinh, đại diện là con ngựa (Mã), tượng tinh Tinh Nhật Mã
– Sao Trương: sao xấu, thuộc Nguyệt tinh, đại diện là con hươu (Lộc), tượng tinh Trương Nguyệt Lộc
– Sao Dực: sao tốt, thuộc Hỏa tinh, đại diện là con rắn (Xà), tượng tinh Dực Hỏa Xà
– Sao Chẩn: sao tốt, thuộc Thủy tinh, đại diện là con giun (Dẫn), tượng tinh Chẩn Thủy Dẫn
Cách tính Nhị Thập Bát Tú theo Thiên Văn cổ Phương Đông
Mỗi sao của Nhị Thập Bát Tú luân phiên nhau cai quản một ngày và được tính theo lịch âm. Các ngôi sao của Nhị Thập Bát Tú còn được tính theo tuần, mỗi một ngày trong tuần sẽ đại diện cho một ngôi sao khác nhau:
– Thứ 2: Tâm, Nguy, Tất, Trương
– Thứ 3: Vĩ, Thất, Chủy, Dực
– Thứ 4: Cơ, Bích, Sâm, Chẩn
– Thứ 5: Giác, Đẩu, Khuê, Tỉnh
– Thứ 6: Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ
– Thứ 7: Đê, Nữ, Vị, Liễu
– Chủ Nhật: Phòng, Hư, Mão, Tinh
Các sao sẽ được sắp xếp lần lượt đó là:
1. Giác (thứ năm)
2. Cang (thứ sáu)
3. Đê (thứ bảy)
4. Phòng (chủ nhật)
5. Tâm (thứ hai)
6. Vĩ (thứ ba)
7. Cơ (thứ tư)
8. Đẩu (thứ năm)
9. Ngưu (thứ sáu)
10. Nữ (thứ bảy)
11. Hư (chủ nhật)
12. Nguy (thứ hai)
13. Thất (thứ ba)
14. Bích (thứ tư)
15. Khuê (Thứ năm)
16. Lâu (thứ sáu)
17. Vị (thứ bảy)
18. Mão (chủ nhật)
19. Tất (thứ hai)
20. Chủy (thứ ba)
21. Sâm (thứ tư)
22. Tỉnh (thứ năm)
23. Quỷ (thứ sáu)
24. Liễu (thứ bảy)
25. Tinh (chủ nhật)
26. Trương (thứ hai)
27. Dực (thứ ba)
28. Chẩn (thứ tư)
Ví dụ: ngày 1/1/2021 âm lịch trùng vào thứ 6, thuộc sao Cang, tượng tinh Cang Kim Long, là một sao xấu.
Vậy thì ngày 2/1/2021 âm lịch trùng vào thứ 7 thuộc sao Đê, tượng tinh Đê Thổ Lạc, là sao xấu.
Ngày 3/1/2021 âm lịch trùng vào chủ nhật thuộc sao Phòng, tượng tinh
Ngày 29/1/2021 âm lịch tức 28 ngày sau sẽ lại trở về sao Cang, tượng tinh Cang Kim Long.
Xem thêm một số thông tin liên quan:
Trên đây là giải đáp chi tiết Nhị Thập Bát Tú là gì kèm cách tính. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan tới Nhị Thập Bát Tú thì có thể để lại câu hỏi để được giải đáp trong vòng 24h.