Mâm cơm ngày Tết mỗi vùng miền sẽ có đặc trưng riêng. Khi tìm hiểu về mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền sẽ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nét đặc sắc về văn hóa của từng vùng miền. Vậy trong mâm cơm ngày Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì đặc biệt, hãy cùng boichuan tham khảo bài viết sau.
Mâm cơm ngày Tết 3 miền có gì đặc biệt?
Tìm hiểu mâm cơm ngày Tết của người Việt
Mâm cơm ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia vùng miền khác trên khắp thế giới. Phong tục truyền thống vào ngày Tết mâm cỗ sẽ có đủ các món cổ truyền, có ý nghĩa cho một năm ấm no và sung túc. Chính vì vậy, kể cả những gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp vẫn cố gắng chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn nhất vào ngày Tết để dâng tổ tiên, ông bà. Người Việt quan niệm rằng, vào ngày đầu năm mới được ăn uống đầy đủ sẽ có cả năm ấm no và hạnh phúc.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt gồm có món thịt, món rau có màu sắc hài hòa và trọn vị nhất. Đối với những gia đình không cúng lễ mặn, thì có thể thay thế bằng lễ chay truyền thống. Khi mà xã hội ngày càng hiện đại thì mâm cơm ngày Tết cũng được đa dạng hơn và nhiều gia đình không nhất thiết phải theo mâm cỗ truyền thống.
Mâm cơm ngày Tết 3 miền trên đất nước
Mâm cơm ngày Tết 3 miền có đặc trưng riêng, nếu như miền Bắc mâm cơm có nhiều màu sắc, thì miền Trung đơn giản và miền Nam phóng khoáng. Cụ thể, các bạn hãy cùng tìm hiểu mâm cơm từng vùng miền gồm những gì dưới đây:
Mâm cơm cỗ ngày Tết ở miền Bắc đầy màu sắc
Với ý nghĩa mâm cơ m đầy màu sắc và đa dạng sẽ mang tới nhiều tài lộc, nên mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc gồm nhiều món ăn khác nhau. Món khô gồm các loại giò chả, có thể là chả lụa hoặc giò thủ được cắt thành từng khoanh dày và chia thành 8 miếng. Món nước là canh bóng cùng với nấm hoặc có thể là canh mọc, canh măng nấu móng giò.
Ngoài ra, phải kể tới món bánh chưng không thể thiếu được trong mâm cơm ngày Tết của người dân đồng bằng Bắc Bộ được xắt thành 8 phần. Kèm theo dưa muối chua hoặc dưa hành và thịt đông. Màu xanh của bánh chưng, màu trắng của giò, màu vàng ruộm của nem rán cùng tô canh bóng đầy màu sắc tạo nên sức hấp dẫn của mâm cơm ngày Tết.
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung mộc mạc mà chân thành
Mâm cỗ Tết miền Trung có phần đơn giản hơn, thiên về hướng tiết kiệm nhưng rất chân thành. Các món ăn được bày trên những chiếc đĩa vừa phải và lượng thức ăn đa dạng. Các món ăn ngày Tết của người miền Trung thường được chế biến từ món cuốn cùng với rau và bánh tráng. Nhìn chung mâm cơm của người miền Trung có nhiều món có thể ăn được lâu và món ăn phong phú.
Mâm cơm gồm có dưa món, nem, tre, thịt ngâm mắm… Người miền Trung sử dụng cả bánh chưng và bánh tét, tuy nhiên bánh của người miền Trung được gọi chặt hơn và cho ít đậu xanh để có thể giữ bánh được lâu hơn.
Mâm cỗ Tết của người miền Nam đa dạng, phóng khoáng
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam cũng giống như tính cách con người nơi đây vậy, phóng khoáng và trù phú. Đặc trưng của mâm cỗ ngày Tết khu vực Nam Bộ là thịt kho nước dừa. Có thể là thịt kho với trứng muối, trứng luộc, cơm dừa… cùng với món khổ qua nhồi thịt với ý nghĩa xua tan mọi đau khổ trong năm cũ.
Nếu như người miền Bắc ăn bánh chưng, thì người miền Nam có bánh tét được chế biến với nhiều hương vị khác nhau. Có thể là nhân bánh tét trứng muối, nhân đậu xanh và đậu đen cùng nhân chuối hoặc nhân dừa… Bánh tét được ăn kèm cùng với củ kiệu, dưa món hoặc tôm khô chống ngán. Ngoài ra, mâm cỗ Tết của người miền Nam còn có lạp xưởng, chả giò, chả lụa…
Có thể nói mâm cơm ngày Tết 3 miền trên khắp đất nước có đặc trưng riêng, hy vọng với những thông tin qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực ngày Tết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích vào ngày Tết như: Những điều kiêng kỵ ngày Tết để tránh gặp xui xẻo suốt cả năm & Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm,cúng tất niên 30 tết